ĐC: Số 2, đường 6B, P Bình Trị Đông B, Q Bình Tân, TP HCM | Holine: 0936.049.679 | Email: vsmacsoft@gmail.com

Lập trình ứng dụng mobile Việt - không dễ để bay cao lần nữa

Lập trình ứng dụng mobile Việt - không dễ để bay cao lần nữa

Lập trình mobile là con đường đầy hấp dẫn nhưng không hề dễ thành công.

Lập trình mobile là một nghề đang nổi lên thực sự mạnh mẽ trong vài năm gần đây. Nếu như trước đây, những khái niệm code app, outsource,... chỉ là những thuật ngữ "trong nghề" giữa các lập trình viên và các bạn sinh viên CNTT với nhau, thì giờ đây ngay cả những người không được theo học một chương trình chính quy cũng có thể tham gia vào loại hình công việc này. Với sự bùng nổ mạnh mẽ của các thiết bị smartphone trên thị trường, nghề "viết app" đã ra đời và phát triển một cách mạnh mẽ. Vậy liệu nó có phải là một con đường dễ đi, dễ thành công với các lập trình viên trẻ tuổi?
Nhắc đến lập trình ứng dụng Việt, chúng ta có thể tạm chia ra thành 2 nhóm chính: Các công ty phần mềm và Indie Developer - những lập trình viên độc lập. Trong khi các công ty phần mềm sở hữu nguồn nhân lực và tài chính vững chắc để phát triển các ứng dụng và game của họ thì Indie Developer lại gặp rất nhiều khó khăn trên con đường của họ. Việc phải tự viết code, tự thiết kế, tự marketing,... tỏ ra không phải là việc mà ai cũng có thể làm tốt. Vậy họ đã làm như thế nào để tìm kiếm thành công?

Khó khăn từ bước khởi đầu

Có bao giờ bạn tự hỏi là các ứng dụng mobile mà bạn đang sử dụng được tạo ra như thế nào không? Nếu bạn được học qua về lập trình, bạn sẽ dễ dàng thao thao bất tuyệt về những Eclipse, Visual Studio, Xcode thì với những người "ngoại đạo", câu trả lời chỉ đơn giản là: bằng máy tính. Đúng vậy, dù bạn lập trình trên nền tảng nào đi nữa thì máy tính vẫn là công cụ chính để bạn thực hiện công việc của mình. Nhưng tùy theo nền tảng lập trình, yêu cầu dành cho người mới cũng khác nhau.
Nếu như các lập trình viên dành cho nền tảng Android và Windows Phone có thể dễ dàng sử dụng những chiếc máy tính chạy Windows bất kỳ của Dell, ASUS, HP,... để làm việc thì những lập trình viên cho nền tảng iOS lại phức tạp hơn: bạn phái sử dụng một chiếc máy tính chạy hệ điều hành OS X của Apple. Tại sao ư? Các ứng dụng cho iOS được lập trình theo ngôn ngữ Objective-C (và hiện tại là Swift), và việc lập trình này sẽ hoạt động tốt nhất với phần mềm xCode chạy trên OS X (vẫn có một số cách "lách" bằng cách sử dụng các phần mềm trung gian, nhưng chúng tỏ ra không thực sự hiệu quả).

Lập trình ứng dụng mobile Việt - không dễ để bay cao lần nữa

Để lập trình iOS, bạn phải chấp nhận đầu tư

Việc đầu tư khoảng chục triệu đồng để mua một chiếc Laptop đã là chuyện không phải dễ dàng để theo đuổi lập trình Android, Windows Phone, nhưng con số đó còn tăng lên gấp đôi, gấp ba nếu bạn muốn lập trình cho iOS (thường là sử dụng Macbook). Và tất nhiên không phải cô cậu sinh viên nào của chúng ta cũng dư dả tài chính để làm việc đó.

Đầu ra và tiền bạc, làm sao đây?

Cũng giống như biết bao ngành công nghiệp sản xuất khác, nghề lập trình cho ra các sản phẩm là các ứng dụng, phần mềm. Và nếu muốn kiếm tiền, họ phải "bán được" sản phẩm của mình, hay dễ hiểu hơn là phải làm sao để người dùng tải về và sử dụng ứng dụng của họ.

Có 3 cách phổ biến nhất để thu tiền từ ứng dụng mobile: Thu tiền bán app, thu tiền từ quảng cáo và thu tiền bằng các hình thức mua bán vật phẩm trong ứng dụng (In app purchase - thường áp dụng cho game). Hãy tìm hiểu từng hình thức này nhé:

Thu tiền bán app: Đây là nguồn thu của nhiều ứng dụng trên thế giới, và chủ yếu thì người dùng iOS mới là những người thường xuyên có thói quen trả tiền để mua ứng dụng. Tuy vậy tại Việt Nam, phần lớn các ứng dụng của Indie Developer đều là dạng Free. Lí do là bởi nếu thu phí tải về thì... không ai sử dụng cả.

Thu tiền quảng cáo: Đây là con đường kiếm tiền chính của các lập trình viên Việt hiện nay. Hiểu một cách đơn giản thì mỗi khi bạn tải app về, quảng cáo hiện lên trong ứng dụng, và lập trình viên sẽ có được tiền từ việc đó. Vậy nên theo đúng logic: càng nhiều người sử dụng, bạn sẽ có càng nhiều tiền. Đây cũng chính là cách mà Nguyễn Hà Đông đã trở thành triệu phú USD với thành công của Flappy Bird.

Mua bán vật phẩm trong ứng dụng: Về lí thuyết, ai cũng có thể sử dụng cách này. Nhưng thực ra thường chỉ có những trò chơi được đầu tư bài bản từ nội dung, thiết kế, quảng cáo thì mới có đủ lượng người dùng để thu tiền từ cách này. Hầu như Indie Developer hiếm khi kiếm được tiền từ hình thức này.

Vậy là các lập trình viên độc lập của chúng ta thường tung ra ứng dụng miễn phí và kiếm tiền từ quảng cáo. Ngặt nỗi không có các hoạt động marketing, không có sự nổi tiếng thì lấy ai biết ứng dụng của họ ở đâu để tải về bây giờ? Vậy đấy, Gia nhập con đường này đã không dễ, kiếm tiền từ nó còn khó hơn.

Lập trình ứng dụng mobile Việt - không dễ để bay cao lần nữa

Làm sao để ứng dụng của bạn được người dùng để ý đến?

Sáng tạo hay ăn theo?

Khi mà câu chuyện tiền bạc trở thành một thách thức không nhỏ đối với các lập trình viên (thường là rất trẻ tuổi). Họ có đam mê, họ có nhiệt huyết, nhưng không có tiền thì chẳng thể làm được gì cả. Và 2 hướng đi dành cho họ dần hiện ra: tự sáng tạo ra ứng dụng của mình và chờ đợi thành công hay ăn theo các ứng dụng nổi tiếng để tìm kiếm lợi nhuận?

Lập trình ứng dụng mobile Việt - không dễ để bay cao lần nữa

Bạn chọn gì?

Trước tiên bạn đừng vội chê trách những người ăn theo các ứng dụng nổi tiếng. Đây là một trong những cách kiếm tiền khá hiệu quả nếu bạn biết "theo trào lưu". Còn nhớ ở thời điểm mà Flappy Bird đang thống thị làng game mobile thế giới, có tới hàng chục, thậm chí hàng trăm ứng dụng ăn theo trò chơi này xuất hiện. Phần nhiều trong số chúng nhanh chóng gục ngã vì không ai sử dụng, nhưng những kẻ may mắn được để ý đến, nhanh chóng đạt được lượng người dùng từ vài triệu đến cả chục triệu. Chỉ có điều, chúng phải chấp nhận mang tiếng là "hàng nhái" và nhanh chóng lụi tàn khi trào lưu Flappy Bird qua đi.

Sáng tạo trở thành con đường duy nhất để các lập trình viên trẻ khẳng định dấu ấn của mình, nhưng nó lại chẳng hề dễ dàng để thực hiện. Một câu chuyện có thật về một lập trình viên giỏi có thế tạo ra một ứng dụng của riêng mình trong vài tiếng đồng hồ sau khi nghĩ ra ý tưởng, nhưng anh ta phải mất cả năm trời thì cái sản phẩm đó mới đem lại cho anh ta đủ tiền để... duy trì phí account developer của Apple mỗi năm (99 USD).

Anh Trung, trưởng nhóm của một đội lập trình viên iOS có nhiều năm kinh nghiệm tại Hà Nội cho biết: "Tự sáng tạo sản phẩm là kiểu chạy đường dài, có khi cả đời bạn cũng chỉ ra được 1 sản phẩm sáng tạo thành công. Nhưng để nuôi cái đam mê tự sáng tạo sản phẩm của mình thì vẫn phải ăn theo các ứng dụng nổi tiếng. Nói tóm lại, muốn kiếm sống thì bạn phải ăn theo sản phẩm nổi tiếng, nhưng muốn thành công thực sự thì hãy tự sáng tạo sản phẩm cho riêng mình".

Lời kết

Ứng dụng Việt vẫn luôn là đề tài được cộng đồng quan tâm và chú ý tới. Chỉ có điều, để có thể thành công, những lập trình viên của chúng ta còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Dẫu vậy, nó không có nghĩa đây chỉ là con đường mang một màu xám xịt. Qua một số group cộng đồng Indie Developer, chúng tôi ghi nhận đã có rất nhiều người đạt được thu thập từ vài trăm cho đến vài ngàn USD mỗi tháng, chỉ từ tiền quảng cáo. Thành công trên con đường này là có thể thấy được, chỉ có điều bạn phải làm sao để ứng dụng của bạn được người dùng chú ý tới khi mà mỗi ngày các kho ứng dụng có tới hàng chục ngàn ứng dụng mới được tải lên.

Liệu đến bao giờ chúng ta mới lại thấy một chú chim Flappy Bird bay cao...

 

Nguồn : Genk

LKV Solutions

vấn miễn phí

Họ tên:

Email của bạn:

Điện thoại (EX: +84936049679):

Yêu cầu của bạn:

Quý khách là niềm vui

  • Phạm Trường Giang - LKV Solution

    Phạm Trường Giang

    ĐT: 0936.049.679

    info@vsmac.vn

  • Nguyễn Văn Sự - LKV Solution

    Nguyễn Văn Sự

    ĐT: 00937.097.558

    info@vsmac.vn

  • Long - LKV Solution

    Trần Anh Long

    ĐT: 0936.049.679

    info@vsmac.vn

  • Nguyễn Hoàng Việt - LKV Solution

    Nguyễn Hoàng Việt

    ĐT: 0936.049.679

    info@vsmac.vn

  • Trần Viết Thanh - LKV Solution

    Trần Viết Thanh

    ĐT: 0936.049.679

    info@vsmac.vn